Gia tộc kinh doanh Việt: Nếu chỉ ăn tiêu, phá tán...
(Đại gia) - Lựa chọn người kế tục, phải thắng được tình cảm, sự ích kỷ cá nhân, lợi ích cục bộ, định kiến cá nhân.
Khẳng định đội ngũ kế thừa luôn có vai trò rất quan trọng kể cả ở quy mô các tổ chức nhỏ cũng như ở một quốc gia, đội ngũ nhân lực mang tính chất kế thừa luôn luôn quyết định đến dòng chảy của cuộc sống, dòng chảy của các tổ chức, của các thể chế.
Vì thế, vai trò công tác xây dựng, đào tạo và sử dụng đội ngũ kế thừa là yếu tố quan trọng trọng duy trì, phát triển một tổ chức, một sự nghiệp, công việc, thậm chí cả một quốc gia.
Ảnh minh họa |
Báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Tất Thịnh – Hiệu trưởng trường Doanh nhân PTI xoay quanh nội dung này.
Con người là trọng tâm
Ở đây có hai nghĩa, kế thừa theo nghĩa rộng – đó là sự kế thừa của thế hệ sau trong phạm vi toàn xã hội đối với kết quả, sự cống hiến của các thế hệ trước. Đây là vấn đề của một dân tộc, của một quốc gia, thậm chí của cả thế giới.
Theo nghĩa hẹp, thì sự kế thừa gia tộc lại gần với nghĩa dòng tộc, dòng họ, gia đình, mà ở Việt Nam ta hay gặp câu “con ông cháu cha”; “con hơn cha nhà có phúc” hoặc phần nào ở câu “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”…
Vì thế, xây dựng, đào tạo, lựa chọn đội ngũ kế thừa cho một sự nghiệp kể cả trong kinh tế lẫn trong chính trị là một vấn đề rất lớn được nhiều thế hệ và nhiều nước quan tâm. Ở quy mô các tổ chức nhỏ cũng như ở một quốc gia, đội ngũ nhân lực mang tính chất kế thừa luôn luôn quyết định đến dòng chảy của cuộc sống, dòng chảy của các tổ chức, của các thể chế. Đến ngày hôm nay, dù khoa học công nghệ có phát triển như thế nào, các phương tiện kỹ thuật đã làm thay con người được bao nhiêu đi nữa thì mắt xích quan trọng nhất trong đó chính là nhân tố con người. Con người là trọng tâm.
Ở từng vị trí con người cũng đã rất quan trọng nhưng khi nói tới đội ngũ kế thừa thì cần phải hiểu ở một mức cao hơn. Đó là đội ngũ có đủ khả năng tiếp quản được tương lai của doanh nghiệp, tiếp quản được hệ thống quản trị, tiếp quản được hệ thống cơ chế mang tính quyết định trong doanh nghiệp hoặc tại các tổ chức khác. Và quan trọng hơn, không chỉ là duy trì mà còn phải phát triển nó, nâng nó lên một trình độ phát triển cao hơn về chất.
Vì thế, đối với đội ngũ kế thừa như vậy thì ngoài kinh nghiệm công tác, còn phải đòi hỏi ở họ những phẩm chất đặc biệt mà trong những tình huống quyết định, mấu chốt họ sẽ có những ứng xử, nhận thức và quyết định vượt trội so với những thể hiện thường ngày và so với phần đông những người khác trong cùng một môi trường làm việc.
Đáng tiếc, điều này không phải chỉ dựa vào mong muốn của lãnh đạo là được cũng không dựa vào mong muốn của mỗi cá nhân, mỗi con người kế thừa là có được. Vì mong muốn, thì ai cũng mong muốn những điều cao siêu, tốt đẹp, ai cũng có quyền được mong muốn mình trở thành nhân tố chính trong sự kế thừa phát triển của tổ chức đó trong tương lai. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, tôi đã nhận thấy mong muốn, quan tâm là vậy song công tác tìm kiếm, xây dựng, nuôi dưỡng, phát huy người kế cận có vẻ như càng ngày càng khó.
Ở đây có 3 nguyên nhân:
Thứ nhất, về quy mô tổ chức. Tổ chức, doanh nghiệp phải lớn lên bản thân điều đó sẽ tạo cơ hội, tạo áp lực để tìm được lực lượng kế thừa. Nếu như trong nhiều năm hoạt động mà tổ chức doanh nghiệp không lớn lên, không phát triển, không có triển vọng, tương lai thì đương nhiên từng cá nhân trong đó sẽ bị hạn chế. Họ không có đủ điều kiện, môi trường và áp lực để thể hiện mình, phấn đấu đi lên. Như vậy, trong một đơn vị, tổ chức không phát triển, không lớn lên thì trên thực tế cái mong ước kế thừa kia là vô hiệu.
Ví dụ, tôi là một nhân viên hay một chuyên gia tôi cũng có động lực tự thân, cũng mong muốn vươn xa hơn nhưng ở trong một tổ chức nhỏ, không phát triển được thì bản thân tôi cũng không lớn lên được.
Vì thế, một điều rất quan trọng để có được đội ngũ kế thừa đó là đội ngũ lãnh đạo hiện tại cũng phải có tâm, có trí và có chí để vừa duy trì và phát triển tổ chức doanh nghiệp trong hiện tại vừa tạo điều kiện môi trường, sự kích thích cần thiết cho lực lượng kế thừa có cơ hội tích lũy kinh nghiệm và bộc lộ mình trong tương lai gần.
Thứ hai, về công tác đào tạo, quy hoạch. Đội ngũ kế thừa này phải được đào tạo, trải qua cả một quá trình mang tính chất phát triển. Tức là, người lãnh đạo, giám đốc phải tạo ra được môi trường, lộ trình thăng tiến cho cấp dưới. Việc này phải có quy hoạch cẩn thận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét