Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Cuộc chiến 5G đã chính thức bắt đầu

CLO) Bạn mong muốn sở hữu chiếc điện thoại với công nghệ 4G với tốc độ truy cập vượt trội hơn so với chiếc điện thoại 3G “cổ” của mình? Xin lỗi vì làm bạn thất vọng. Khi bạn đang mong chờ 4G thì 5G đã xuất hiện trên thế giới rồi.
cong-nghe-5g
Trước ngày khai mạc MWC, Hàn Quốc đã hùng hồn tuyên bố rằng công nghệ này sẽ chính thức ra mắt vào đợt Thế vận hội Olympic mùa đông 2018 tại nước này. Và điều này cũng một lần nữa khơi mào cho một “cuộc chiến” toàn cầu. Khi mà ý niệm về 3G mới le lói xuất hiện vào năm 2000 khiến cho hàng loạt các nhà mạng lao đao, mà chúng ta phải kể tới ông lớn Orange của Pháp, nó đã khơi mào lên một trào lưu chưa từng có trong ngành viễn thông.
Vậy 5G là gì? Trước tiên đó là một lời hứa rằng tốc độ chuyển dữ liệu sẽ nhanh hơn 4G tới 100 lần. Và điều đó sẽ không dừng lại ở thị trường điện thoại, mà trong tương lai sẽ bao gồm cả những chiếc xe tự lái, những chiếc máy bay mini hay kể cả những máy móc gia dụng đơn giản. Lượng thông tin chuyển tải có thể tăng tới 1,000 lần so với hiện nay trong vòng 10 năm nữa.
Đường nhiên, thế giới không để cho Hàn Quốc một mình ẵm trọn cả mẻ cá lớn như vậy. Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và cả Trung Quốc cũng đang bắt tay nghiên cứu công nghệ này. Tuy nhiên một nỗi sợ vẫn bao trùm lên tất cả những công ty này: đi đầu đồng nghĩa với khả năng áp đặt cuộc chơi. Châu Âu đã thắng trong cuộc đua GSM, những người đã thua những người Mỹ trong cả cuộc đua về 3G và 4G. AT&T, một trong những nhà đầu tư lớn nhất nước Mỹ đã bỏ ra hơn 60 tỷ USD trong vòng 2 năm từ 2012 tới 2014, Verizon cũng tung ra 40 tỷ USD trong khoảng thời gian này.
Các cuộc đua về đột phá công nghệ như thế này là vấn đề sinh tồn đối với các công ty. Internet đã làm thay đổi các định nghĩa của xã hội cũng quyền lực của các đại gia viễn thông trước đây. Theo như tờ The Economist đưa tin, dự kiến gần 50% doanh số của các công ty viễn thông sẽ bị các công ty như Facebook hay Google hút mất. Điều quan trọng là nền tảng của các công ty viễn thông truyền thống đang bị lung lay, khi mà hàng loạt các ứng dụng nhắn tin, gọi điện như WhatsApp, Facebook Messenger và hàng vô số ứng dụng khác thi nhau xuất hiện, thay thế dần việc nhắn tin, gọi điện thông thường, hay những công ty “tech unicorn” còn phát triển hàng hà sa các server nhỏ nhằm kiếm chút từ “chén cơm” của các ông lớn.
Điều quan trọng cốt yếu vẫn là công nghệ. Những thế hệ điện thoại mới thường là những cải tiến về phần mềm nhiều hơn là phần cứng. Chính vì vậy, đây sẽ là cơ hội để IT và viễn thông kết hợp với nhau, cũng như dấu hiệu cho một cuộc “đổ bộ” của thế giới cloud computing. Biết đâu trong tương lai, Google sẽ làm phần việc của Orange còn IBM sẽ làm việc của Nokia. Tương lai vẫn còn phủ mây mù.

Hoàng Việt (Theo LeMonde)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét